Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng đặc biệt dẫn đến mù lòa.
Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là một dạng của thấu kính trong suốt, hai mặt lồi nằm sau muống mắt hay còn được gọi là lòng đen. Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên nhận dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu. Thủy tinh thể giữ nhiệm vụ điều tiết và cho ánh sáng đi qua, hội tụ tại võng mạch để con người có thể nhìn thất mọi vật xung quanh.
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể hay còn được gọi với các tên như: Đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô,… Do các nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát làm thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt, ánh sáng khó đi quan và không hội tại võng mạc gọi là đục thủy tinh thể.
Bệnh đục thủy tinh thể làm ánh sáng khó đi qua nên người bệnh có các biểu hiện như giảm thị lực, nhìn mờ và nguy cơ mù lòa cao.
Đục thủy tinh thể do đâu?
Đục thủy tinh thể do 2 nguyên nhân chính gây ra bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
- Nguyên nhân nguyên phát: Là nguyên nhân do bẩm sinh liên quan đến rối loạn yếu tố di truyền hoặc do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp, thẩm thấu dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể do lão hóa trường gặp ở người độ tuổi từ 50 tuổi trở lên.
- Nguyên nhân thứ phát: Do người bệnh gặp các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần (viêm màng bồ đào) hay bị các chấn thương mắt; do thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến mắt; do mắc các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,…; hoặc do thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, ánh sáng tia hàn, tia chớp,…
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, người mắc đục thủy tinh thể còn do không chú ý luyện tập, cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt; người có lối sống không lành mạnh, dùng quá nhiều chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…; người thường xuyên bị stress, tiếp xúc với môi trường khói bị ô nhiễm,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể với diễn biến chậm và không gây đau đớn cho người bệnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có các dấu hiệu, khi đến giai đoạn nặng hơn bệnh có các biểu hiện điển hình như:
- Giảm thị lực ở người mắc bệnh đục thủy tinh thể. Mắt người bệnh nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập trung nhìn vào điểm nào đó.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Hiện tượng nhìn ngoài sáng khó hơn khi nhìn trong bóng râm do khi có ánh sáng, đồng tử co lại làm hạn chế ánh sáng tới võng mạc.
- Hiện tượng nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật.
- Mắt nhìn mờ như có màn sương che mắt.
- Các triệu chứng về mắt có thể ở một mắt hoặc cả hai mắt.
Các loại đục thủy tinh thể hiện nay
Nếu như trước kia, bệnh đục thủy tinh thể chỉ có ở đối tượng từ 50 tuổi trở lên thì hiện nay đây là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh đục thủy tinh thể được phân loại theo các thể bệnh sau:
- Đục thủy tinh thể tuổi già: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở đội tuổi trung niên, do quá trình lão hóa với quá trình tiến triển chậm.
- Đục thủy tinh thể do bệnh lý: Thường gặp trên các đối tượng có các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì,…
- Đục thủy tinh thể do chấn thương: Sau chấn thương mắt có thể gây đục thủy tinh thể ngay hoặc tiến triển sau vài năm.
- Đục thủy tinh thể do bẩm sinh: Trẻ sau khi sinh mắc chứng rối loạn di truyền hay do mẹ mắc các bệnh như giang mai,.. có thể dẫn đến đục thủy tinh thể bẩm sinh.
Điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?
Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những bệnh nguy hiểm cần được chữa trị kịp thời. Đối với người bệnh mắc đục thủy tinh thể trong giai đoạn sớm có thể sử dụng kính, dùng kính lúp hoặc tăng cường ánh sáng khi làm việc.
Hiện nay, phẫu thuật là cách duy nhất giúp điều trị hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể. Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo bằng phương pháp Phaco (Phacoemulsification). Đây là phương pháp sử dụng năng lượng sóng âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ khoảng 2mm và thay vào đó bằng một thủy tinh nhân tạo. Vết môt nhỏ có khả năng tự liền nhanh chóng mà không cần khâu. Phẫu thuật thay thủy tinh thể bằng Phaco là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay được ứng dụng hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Phương pháp với thời gian phẫu thuật ngắn trong khoảng từ 7-10 phút. Bệnh nhân hoàn toàn nhìn rõ sau khi phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật Phaco hiện đang được ứng dụng tại bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga. Phương pháp được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt tiêu chuẩn Châu Âu, được thiết kế bởi các tổ chức nhãn khoa hàng đầu thế giới thuộc Viện vi phẫu mắt MNTK Fyodorov và viện nghiên cứu các bệnh về mắt thành phố Upha Liên bang Nga.
Bên cạnh đó bệnh viện sở hữu đội ngũ chuyên gia đến từ Liên bang Nga và bác sĩ đầu ngành chuyên khoa mắt tại Việt Nam trực tiếp thăm khám và điều trị. Với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn Châu Âu hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga có đa dạng sự lựa chọn thủy tinh thể nhân tạo theo từng phân khúc và phù hợp với từng đối tượng, thể trạng của người bệnh đảm bảo an toàn và hợp lý. Bệnh viện có chính sách thanh toán cho các đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế nhanh chóng, thuận tiện.
Mọi thắc mắc về bệnh đục thủy tinh thể, quý khách có thể liên hệ qua Hotline 0949 8888 03 – 0243 755 8688 hoặc đến địa chỉ bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga gần nhất được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.