Nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội – TS.BS Vũ Thị Thanh dành nửa cuộc đời để tiếp tục cống hiến, chữa trị cho các bệnh nhân mắc bệnh đục thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt Quốc tế Việt – Nga. Với sự nhiệt huyết, kiến thức và lòng nhân ái, TS.BS Vũ Thị Thanh luôn mang theo kim chỉ nam “Vì sức khỏe cộng đồng” xuyên suốt chặng đường hành nghề y của mình.
Tranh thủ thời gian trên chuyến xe đi công tác từ Bệnh viện mắt Quốc tế Việt – Nga cơ sở Hà Nội tới cơ sở tại Hạ Long, bác sĩ Thanh mới có một chút thời gian rảnh rỗi để trò chuyện với chúng tôi. Khi được hỏi về công việc của người thầy thuốc đã từng chữa trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân trên toàn nước Việt Nam, chị trải lòng, tâm sự với chúng tôi về hành trình tìm lại ánh sáng cho người bệnh cũng như chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm mà chị đã tích lũy được trong suốt 30 năm hành nghề.
Bác sĩ Thanh chia sẻ: “Sẽ khó để có thể quên được những nụ cười, giọt nước mắt hạnh phúc của bệnh nhân nhìn được trở lại cuộc đời sau nhiều năm họ chỉ nhìn cuộc sống qua những tấm màng màu trắng. Nên tôi luôn nỗ lực cập nhật những công nghệ tiên tiến trên thế giới vào công tác khám, chữa bệnh. Mọi hoạt động của tôi và đồng nghiệp đều hướng đến mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng. Tôi hy vọng những hành động nhỏ của mình và đồng nghiệp sẽ giúp lan tỏa tinh thần nhân văn, chia sẻ trong cộng đồng của tất cả mọi người.”
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1992, bác sĩ Thanh được phân công công tác tại khoa Mắt – Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội). Năm 1998, bác sĩ Vũ Thị Thanh cùng một số bác sĩ đã được cử sang Ấn Độ học phương pháp phẫu thuật Phaco.
Với những nỗ lực phấn đấu trong công tác cũng như chuyên môn nghiệp vụ, tháng 7/2010, bác sĩ Vũ Thị Thanh được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội nhưng chị vẫn tham gia các hoạt động chuyên môn trong việc hội chẩn và mổ trực tiếp những ca bệnh khó.
Để hiểu rõ hơn về hành trình tìm lại ánh sáng cho người bệnh, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS.BS Vũ Thị Thanh.
*Sau khi nghỉ hưu ở Bệnh viện Mắt Hà Nội, cơ duyên nào đã đưa chị đến làm việc tại Bệnh viện mắt Quốc tế Việt – Nga?
Sau khi tôi nghỉ hưu ở Bệnh viện Mắt Hà Nội vào cuối năm 2020, nhờ vào sự tin tưởng và tín nhiệm của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn y tế Việt – Nga, Dương Chí Kiên đã mời tôi về đảm nhận chức vụ Giám đốc Bệnh viện mắt Quốc tế Việt – Nga vào đầu năm 2021. Tôi chọn đây là nơi cống hiến nửa đời còn lại bởi bệnh viện có điều kiện cơ sở vật chất tiên tiến cùng với các loại máy móc hiện đại nhất hiện nay có thể hỗ trợ tối đa trong phẫu thuật khúc xạ, phẫu thuật phaco,… Ngoài ra, Bệnh viện mắt Quốc tế Việt – Nga có mối quan hệ giao lưu đối ngoại thân tình với các Viện nghiên cứu, Viện khoa học, Trung tâm nhãn khoa lớn nhất tại nước Nga. Từ đó, tôi và các bác sĩ tại bệnh viện có cơ hội được trao đổi, giao lưu về mặt chuyên môn với các tiến sĩ, chuyên gia nghiên cứu nhãn khoa hàng đầu ở nước ngoài.
*Các cụ ngày xưa có câu:” Thầy già con hát trẻ” – ý chỉ việc khám bệnh nên tìm kiếm những người thầy thuốc có kinh nghiệm lâu năm, đã từng thăm khám cho nhiều bệnh nhân thì sẽ tốt hơn những người thầy thuốc trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy bác đánh giá sao về quan điểm này cũng như tầm quan trọng của bề dày kinh nghiệm trong việc phẫu thuật Phaco?
Tôi nghĩ rằng kinh nghiệm lâu năm cũng như tay nghề chuyên môn cao của bác sĩ chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ thành công trong quá trình điều trị. Dựa vào kinh nghiệm dày dặn, chuẩn đoán bệnh đúng, điều trị tốt thì sức khỏe của người bệnh mới hồi phục và khỏe mạnh như mong muốn.
Theo tôi, phẫu thuật Phaco là một trong những loại phẫu thuật phức tạp nhất trên thế giới bởi đòi hỏi các bác sĩ phải có kiến thức chuyên môn sâu, tay nghề kỹ thuật cao cùng với độ tập trung tuyệt đối mới có thể phẫu thuật thành công. Một số loại phẫu thuật như Lasik, Phakic, Femto Lasik,… thời gian đào tào các bác sĩ chỉ tốn từ 3 – 6 tháng. Nhưng phẫu thuật Phaco phải mất thời gian đào tạo từ 1 năm thậm chí là 10 năm mới có thể phẫu thuật thành thạo được. Cho nên phẫu thuật Phaco chỉ các tiến sĩ, bác sĩ giỏi, có tay nghề vững vàng và kinh nghiệm lâu năm mới có thể phẫu thuật cho bệnh nhân được.
*Trước đây bệnh đục thủy tinh thế thường xuất hiện ở người cao tuổi từ độ tuổi 65 trở lên. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể ngày cao. Vậy bác sĩ đánh giá sao về tình trạng này? Và nguyên nhân gây bệnh là do đâu?
Nếu như trước kia, đục thủy tinh thể là bệnh “đặc quyền” do tuổi già thì ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, hiện số người trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể chiếm khoảng 30% số bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh có xu hướng trẻ hóa do tác động bởi lối sống chủ quan, thiếu ý thức chăm sóc mắt, môi trường ô nhiễm
1. Trước đây bệnh đục thủy tinh thể thường xuyên xuất hiện ở người già tầm 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng người trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể ngày càng cao. Vậy bác đánh giá sao về tình trạng này? Nguyên nhân xảy ra là do đâu?
• Hiện nay số lượng người trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể ngày càng tăng lên, nguyên nhân là do:
• Nhiệt độ không khí ngày càng nóng lên, ô nhiễm môi trường,…
• Tiếp xúc với môi trường ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như vi tính, điện thoại thông minh, tivi,…
• Sử dụng thuốc sai quy định, không theo sự chỉ đạo của bác sĩ dẫn đến việc bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.
• Biến chứng do mắc các căn bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường,…
2. Bác sĩ đưa ra lời khuyên gì để cải thiện, phòng tránh các bệnh về đục thủy tinh thể?
• Đưa ra khuyến cáo người dân có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.
• Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
• Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh, ánh sáng xanh,…
• Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.